Để hình thành lên một chiếc tủ bếp, ta cần quan tâm tới hai yếu tố: một là cốt gỗ, hai là vật liệu bề mặt dán lên cốt gỗ
1. Các loại cốt gỗ công nghiệp
Có 3 loại cốt gỗ chính
+ MDF (có 2 loại lõi xanh chịu ẩm và lõi thường): thường được sử dụng làm cánh tủ
+ MFC ( có 2 loại lõi xanh chịu ẩm và lõi thường): thường được sử dụng làm thùng tủ
+ Gỗ dán ( thường ít sử dụng hơn)
Gỗ công nghiệp MFC lõi xanh
2. Những loại vật liệu bề mặt
+ Melamine
+ Verneer
+ Laminate ( các bạn có thể tham khảo bài Tủ bếp laminate là gì?)
+ Acrylic ( tham khảo bài Tủ bếp acrylic là gì?)
Gỗ MDF bề mặt Laminate
Mẫu bề mặt Laminate
Bạn có thể lựa chọn loại cốt gỗ và loại bề mặt theo ý thích. Ví dụ bạn thích tủ bếp làm bằng gỗ MDF với loại bề mặt Laminate, hay cốt gỗ là MFC với bề mặt Acrylic.
Một loại bề mặt bất kỳ có thể dán, ép lên một loại cốt gỗ bất kỳ, do đó có rất nhiều lựa chọn cũng như giá tiền khác nhau cho từng loại vật liệu.
Ví dụ: có người nói “ gỗ công nghiệp Laminate” thì ta có thể hiểu rằng họ đang nói theo bề mặt của gỗ chứ chưa biết cốt gỗ là MDF, MFC hay gỗ dán. Tương tự có người nói rằng “ Gỗ MDF” thì chúng ta không biết được bề mặt nó là gì.
Để có một chiếc tủ bếp tốt thì cả bề mặt và cốt gỗ đều phải có chất lượng cao. Cốt gỗ lõi xanh bao giờ cũng tốt hơn lõi thường và bề mặt theo thứ tự chất lượng tăng dần là Melamine, Verneer, Laminate, Acrylic.
>> Xem các công trình tủ bếp đã hoàn thành của chúng tôi tại: Dự án đã hoàn thành