1. Các loại vật liệu
- Trên thị trường có hai loại vật liệu chính được sử dụng làm tủ bếp là gỗ MDF và MFC. Đây là loại gỗ được sản xuất với công nghệ ép cao, ở Việt Nam chưa sản xuất được loại gỗ này nên MDF và MFC chủ yếu được nhập khẩu từ Malaysia.
Mẫu thiết kế tủ bếp gỗ công nghiệp dạng vân gỗ
- Vật liệu bề mặt thì Laminate và Acrylic là hai loại vật liệu chính để dán lên bề mặt gỗ. Người ta sử dụng máy ép thủy lực để dán bề mặt nên khả năng bị bong tróc trong quá trình sử dụng rất khó.
2. Ưu điểm vượt trội
- Với lõi được làm từ MFC, MDF nên có khả năng chịu nước, chịu ẩm cao. Độ cứng lớn nên chịu lực tốt, đặc biệt là gỗ MFC.
- Không bị mối mọt hay cong vênh trong quá trình sử dụng, đây là ưu điểm lớn của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên.
Ưu điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp
- Bề mặt Laminate dày, khó trầy xước, khó bám bẩn và dễ lau chùi nên nhìn tủ vẫn như mới sau vài năm sử dụng
3. Kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú
- Với thiết kế vuông - phẳng - thẳng tạo cảm giác hình khối gọn gàng ngăn nắp, mang dáng dấp của một tủ bếp hiện đại phong cách Âu
- Việc tích hợp thêm bộ phụ kiện và thiết bị cao cấp như hút mùi, bếp ga âm, giá bát đĩa... giúp căn bếp nhà bạn hiện đại hơn.
Kiểu dáng đa dạng của tủ bếp gỗ công nghiệp
- Vật liệu bề mặt bằng Acrylic hoặc Laminate với nhiều màu sắc và kiều dáng khác nhau, có loại đơn sắc và vân gỗ nên bạn tha hồ lựa chọn loại bề mặt yêu thích.
Có thể bạn quan tâm:
- Giá tủ bếp Laminate có bàn đảo
- Tổng hợp các mẫu tủ bếp gỗ đẹp